[Chân dung khởi nghiệp] - P1: Chị Nguyễn Thị Vân - Người xây dựng thương hiệu cho loại trà ủ men Thái Nguyên

09-05-2023

Với mong muốn xây dựng thương hiệu chè Văn Hán để nâng tầm giá trị sản phẩm, chị Nguyễn Thị Vân, Giám đốc HTX Thái Minh (xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) đã dồn bao tâm huyết, đam mê của mình và đã thành công với lá trà quê hương.

Xây dựng thương hiệu cho chè Văn Hán

Chị Nguyễn Thị Vân (SN 1985), sinh ra và lớn lên ở vùng xóm Phả Lại, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Ngay từ thuở bé, chị đã gắn bó với cây chè. Chị được theo chân bố mẹ lên những đồi chè của gia đình để hái chè rồi về cùng bố mẹ sao sấy trên những chiếc chảo gang. Chính điều này đã khơi dậy niềm đam mê và tình yêu với cây chè trong chị ngày một lớn dần lên.

Sau này khi xây dựng gia đình, do tình yêu với cây chè luôn thôi thúc đã khiến chị lựa chọn theo đuổi và tiếp nối nghiệp ông cha với nghề làm chè, rồi đi khắp nơi buôn bán chè. Thậm chí, chị Vân còn quyết tâm xây dựng thương hiệu cho chè Văn Hán và ấp ủ mong ước xa xôi hơn là đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Nhờ tình yêu với cây chè luôn ấp ủ đã thôi thúc chị Vân tìm hướng đi mới và xây dựng thương hiệu cho chè Văn Hán. Ảnh: Hà Thanh

Năm 2016, chị Vân kết hợp với người chị gái của mình thành lập doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè Văn Hán. Sau 4 năm hoạt động, sản phẩm chè Văn Hán đã có vị thế và chỗ đứng trên thị trường. Năm 2020, chị thành lập HTX chè Thái Minh với tất cả 8 thành viên để đưa tên tuổi chè Văn Hán vươn xa hơn.

Vượt qua khó khăn và mở rộng sản xuất 

Bước đầu thành lập HTX, chị Vân cũng gặp phải không ít khó khăn. Khó khăn do vùng nguyên liệu chưa đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu sản xuất chè sạch, do đó chị phải bắt tay vào xây dựng lại từ đầu. Bên cạnh đó là khó khăn về nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến chè. Ban đầu chị đứng tên vay khoảng 200 triệu đồng từ Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, sau đó một năm chị vay thêm 300 triệu đồng nữa. Đến nay, toàn bộ số tiền vay đã được chị Vân trả hết. 

Hiện tại, vùng nguyên liệu của HTX có tất cả 30ha đều được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, trong đó có 5ha là diện tích chè của các thành viên HTX, còn lại là liên kết với các hộ dân trong vùng. Định hướng của HTX trước mắt sẽ xây dựng vùng nguyên liệu 5ha sản xuất theo hướng hữu cơ, đến nay HTX đã đăng ký mã vùng trồng cho 5ha chè này. Tương lai sẽ chuyển hoàn toàn diện tích 30ha sản xuất theo hướng hữu cơ.

Hiện nay, vùng nguyên liệu của HTX có tất cả 30ha đều được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Hà Thanh

Ngoài các sản phẩm trà phổ biến của HTX Thái Minh hiện nay, chị Vân còn phát triển sản phẩm trà Bancha (Tịnh An Trà) được lấy nguyên liệu từ những lá chè xanh của vùng chè trung du (hơn 2ha) trên 3 năm tuổi được chăm sóc hoàn toàn hữu cơ.

Vùng chè trung du trên 3 năm tuổi của chị Vân là nguyên liệu để làm ra sản phẩm trà Bancha được nhiều khách hàng ưa chuộng. Ảnh: Hà Thanh

Để làm ra được sản phẩm này đòi hỏi sự kỳ công và mất nhiều thời gian. Ban đầu cần lựa chọn những lá chè già, sau đó đem phơi trong phòng khoảng 5 giờ đồng hồ ở điều kiện nhiệt độ từ 20 – 25oC. Tiếp đến, lá chè được cho vào máy vò quay, sau đó cho vào khăn ủ lên men trong vòng 5 – 6 tiếng, rồi tiếp tục đem phơi dưới ánh nắng mặt trời để tạo ra thành phẩm. Đây là loại trà dễ uống, thanh mát, không có vị đắng, chát như trà xanh thông thường, khi uống vào có vị ngọt sâu trong cổ họng, đồng thời dòng trà này lại có nhiều tác dụng cho sức khoẻ. Đặc biệt, loại trà này để càng lâu lại càng ngon. Trung bình mỗi năm chị Vân bán ra thị trường khoảng 1,2 tấn trà Bancha với giá bán 1,6 triệu đồng/kg.

Định hướng xuất khẩu chè ra nước ngoài

Đến nay, HTX có 4 sản phẩm đã đạt OCOP 3 sao và 2 sản phẩm đạt OCOP 4 sao. Đặc biệt, năm 2022 tại một cuộc thi về các sản phẩm trà của các nước được tổ chức ở Pháp, HTX của chị Vân vinh dự có 2 sản phẩm trà giành giải trong số 5 sản phẩm của Việt Nam tham dự và đạt giải tại cuộc thi đó.

Các sản phẩm trà của HTX Thái Minh đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Ảnh: Hà Thanh

Sản phẩm chè của HTX đa dạng về mẫu mã, chủng loại, trong đó có các dòng sản phẩm chính là trà móc câu, trà tôm nõn, trà đinh và các dòng trà ướp hoa mộc, hoa nhài, hoa sói, hoa bưởi… Trong các dòng sản phẩm đó, dòng trà đinh là có giá thành cao nhất, hiện được HTX bán giá 5 triệu đồng/kg với sản lượng trên 100kg/năm. Còn lại dòng sản phẩm thông dụng nhất và được bán nhiều nhất có giá dao động từ 250.000 – 650.000đ/kg.

Các dòng trà ướp hoa của HTX được bán ra thị trường với số lượng lớn. Ảnh: Hà Thanh

Chị Vân cho biết, năm 2022, sản lượng trà của HTX bán ra thị trường khoảng 12 – 15 tấn, với doanh thu từ 5 – 6 tỷ, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về khoảng 2 tỷ đồng.  

Đến nay, các sản phẩm của HTX Thái Minh đã có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều khách hàng biết đến. Ảnh: Hà Thanh

 

Không chỉ đảm bảo về chất lượng, sản phẩm trà Thái Minh còn được đầu tư mẫu mã, đặt trong hộp giấy mộc sang trọng và thân thiện với môi trường.

Tính đến thời điểm này, thị trường tiêu thụ sản phẩm của HTX chủ yếu xuất bán đi Hà Nội, Sài Gòn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Nam, Đà Nẵng. Khi thị trường trong nước đã ổn định, chị Vân định hướng sẽ tiếp tục mở rộng thêm đại lý ở các tỉnh và vươn ra thị trường nước ngoài, đồng thời đưa sản phẩm vào hệ thống các siêu thị ở các nước.

 

Mọi chi tiết liên hệ: 

HỢP TÁC XÃ THÁI MINH
Địa chỉ: Xóm Phả Lý, xã Văn Hán, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên

Số điện thoại: 0243 9907 900

 

P.C (Tổng hợp)

 

content

Các tin khác

0_ttxvn_1104denongtre1.jpg

Thanh niên dân tộc Thái khởi nghiệp thành công từ đèn ống tre

Sản phẩm đèn làm từ ống tre của Hà Văn Thời, thanh niên dân tộc Thái ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng bởi sự độc, lạ, an toàn và thân thiện môi trường.

11-04-2023

0_base64-168008206435167579482.png

Bán cơm cháy Việt Nam ra "chợ" thế giới là ý tưởng táo bạo của một nữ giám đốc Thái Nguyên

Khởi nghiệp khi còn khá trẻ, sau 4 năm kinh doanh online các món ăn tự làm được thị trường đón nhận. Năm 2023, cô gái Bùi Thị Hải Yến (31 tuổi) ở TP.Thái Nguyên đã định hướng xây dựng thương hiệu OCOP

01-04-2023

0_tp-2-7939.jpg

Độc đáo tinh hoa của biển được làm từ 'nước thải' muối

Xuất phát từ những giọt nước thải ra trong quy trình làm muối bằng công nghệ thủ công của bà con diêm dân, vợ chồng anh Vinh đã tạo ra sản phẩm muối giảm mặn độc đáo và đạt giải nhiều cuộc thi trong...

31-03-2023

0_base64-16785509905881558253852.png

Đam mê trồng cây thuốc quý, 9X Thái Nguyên bỏ việc nhẹ lương cao về quê làm dược liệu OCOP

Đang có công việc thu nhập tương đối cao, nhưng anh Nguyễn Quốc Hoàng (xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) vẫn quyết định bỏ về quê trồng cây dược liệu. Anh đã tổ chức trồng, bảo tồn cây...

14-03-2023